Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM


4 posters

    tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui

    7up
    7up
    Ma Nhân
    Ma Nhân


    Tổng số bài gửi : 95
    Join date : 28/01/2010
    Age : 32
    Đến từ : congty TNHH Pepsi

    tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui Empty tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui

    Bài gửi by 7up Sun Nov 21, 2010 4:05 pm

    CHƯƠNG IV
    ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA

    I. CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI
    1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa
    a) Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
    * Ở miền Bắc (1960-1975):
    - Đại hội III của Đảng (tháng 9-1960):
    + Khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    + Xác định công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    + Xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
    - Hội nghị Trung ương 7 ( khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng công nghiệp hóa là :
    + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý;
    + Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp;
    + Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng;
    + Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.
    * Trên phạm vi cả nước (1975-1985):
    - Đại hội IV của Đảng (tháng 12-1976) đề ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa có sự bổ sung và phát triển là:
    + Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
    + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp.
    + Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
    - Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982) xác định nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt là:
    + Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng;
    + Xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đọan này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
    b) Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
    - Công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
    - Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.Chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.
    - Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội.
    2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân
    a) Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
    * Kết quả :
    - So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sơ đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng.
    - Đã có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.
    * Ý nghĩa: Những kết quả đạt được có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
    b) Hạn chế và nguyên nhân
    * Hạn chế :
    - Cơ sở vật chất kỹ thuật hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ.
    - Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội.
    * Nguyên nhân :
    - Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện có chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa.
    - Về chủ quan, chúng ta mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư.
    II. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
    1.Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
    a) Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960 – 1985
    - Đại hội VI: Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới.
    + Sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội.
    + Việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, xuất phát từ tư tưởng muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý.
    + Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V.
    b) Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X
    - Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là thực hiện cho bằng được ba Chương trình mục tiêu:
    + Lương thực
    + Thực phẩm
    + Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
    - Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (tháng 1-1994) đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa, hiện địa hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”[19;554].
    - Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1966):
    + Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hòan thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    + Đại hội tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu ra ở Hội nghị Trung ương 7 kkhoá VII.
    + Đại hội nêu ra sáu quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90, thế kỷ XX.
    - Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) và Đại hội X của Đảng (tháng 4-2006), bổ sung một số điểm mới về công nghiệp hóa :
    + Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế.
    + Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
    + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
    2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    a) Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượong sản xuất, mức sống cật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
    b) Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thể hiện rất rõ ở Hội nghị lần thứ 7 khóa VII (tháng 1-1994) và được bổ sung, phát triển qua các Đại hội VIII, IX, X của Đảng.
    Những quan điểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới.
    - Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
    - Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
    - Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    - Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
    3.Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    a) Nội dung
    - Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loạ
    - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.
    - Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
    - Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng xuất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
    a) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân , nông thôn.
    + Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
     Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
     Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
    + Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn.
     Khẩn trương xây dựng các quy họach phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
     Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.
     Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa.
    + Ba là, về giải quyết lao động việc làm ở nông thôn.
     Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng có sử dụng đất nông nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới
     Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.
    - Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
    + Một là, đối với công nghiệp và xây dựng.
     Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động.
     Tích cực thu hút vốn, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng.
     Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội.
    + Hai là, đối với dịch vụ.
     Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP.
     Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
    - Phát triển kinh tế vùng .
    + Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển.
    + Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước
    -Phát triển kinh tế biển.
    + Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng t6am, trọng điểm.
    + Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển.
    - Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.
    + Một là, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao.
    + Hai là, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thé nhẩy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ.
    + Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức.
    + Bốn là, đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.
    - Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
    + Một là, tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng.
    + Hai là, từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
    + Ba là, sử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
    + Bốn là, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước
    4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
    a) kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa
    * Kết quả:
    - Một là, cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.
    - Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng:
    + Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm.
    + Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.
    + Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.
    + Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh.
    - Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
    * Ý nghĩa:
    Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở phấn đấu để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
    b) Hạn chế và nguyên nhân
    * Hạn chế:
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp .
    - Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao: tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.
    - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.
    - Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại.
    - Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát trriển của các thành phần kinh tế.
    - Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp cơ chế thị trường.
    - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát trirển kinh tế - xã hội.
    * Nguyên nhân:
    - Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
    - Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả. Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu.
    - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.
    - Công tác quy hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém.

    ——


    hoadong21591
    hoadong21591
    Chúa Tể
    Chúa Tể


    Tổng số bài gửi : 420
    Join date : 22/11/2009
    Age : 32
    Đến từ : YTCC 09

    tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui Empty Re: tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui

    Bài gửi by hoadong21591 Wed Nov 24, 2010 12:10 am

    thanks bác
    chau_sdb
    chau_sdb
    Ma Cũ
    Ma Cũ


    Tổng số bài gửi : 17
    Join date : 22/02/2010
    Age : 32
    Đến từ : ytcc09

    tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui Empty Re: tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui

    Bài gửi by chau_sdb Thu Nov 25, 2010 11:32 pm

    Thank j` chứ , m cứ photo thu nhỏ trc là zừa rui hehe
    avatar
    thanhkta39
    Ma Mới
    Ma Mới


    Tổng số bài gửi : 8
    Join date : 04/03/2011

    tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui Empty Re: tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui

    Bài gửi by thanhkta39 Fri Mar 04, 2011 1:55 am

    cô ơi trả lời giùm con câu hỏi này đc ko??

    Tại sao Việt Nam đi lên CNXH lại bỏ qua giai đoạn TBCN ? hảy trình bày nhửng đặc trưng cơ bản của CNXH theo quan điểm của ĐCSVN trong đại hội 10
    đồng thời chỉ rỏ nhửng phương hướng cơ bản trong chỉ đạo xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ?
    chỉ rỏ 8 đương lối và 7 phương hướng



    mong cô và mọi người giúp đở
    sắp thi chính trị rùi đc đề mở mà koo thê làm đc câu hỏi này
    thaks mợi người trước













    v drunken drunken drunken

    Sponsored content


    tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui Empty Re: tai lieu duong loi cach mang viet nam. co phuong gui

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 7:12 pm