Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM


2 posters

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận

    vinhphuc0104
    vinhphuc0104
    Mod
    Mod


    Tổng số bài gửi : 517
    Join date : 22/11/2009
    Age : 33
    Đến từ : Y Tê Công Công

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận Empty [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận

    Bài gửi by vinhphuc0104 Tue Jun 07, 2011 7:57 pm

    Buồng trứng


    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 205762_114687811944142_100002087724242_129643_1728786_n
    Buồng trứng, nhìn ở vật kính x4. Thấy được 2 vùng rõ là vùng vỏ với các nang trứng đang tiến triển và vùng tủy với các mạch máu. Để xác định đây là buồng trứng, tiêu chuẩn là thấy được các nang trứng đang tiến triển.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 208277_114681108611479_100002087724242_129579_1945843_n
    Hình ảnh các nang trứng đang tiến triển:
    Từ nang nguyên thủy (mũi tên xanh dương) số lượng nhiều, nằm sát màng trắng, tế bào nang còn dẹt, chưa có màng trong suốt (mũi tên đen).
    Nang nguyên thủy tiến triển, tế bào nang trở thành dạng vuông đơn.nhưng chỉ có 1 hàng tế bào nang gọi là nang sơ cấp 1 hàng tế bào (mũi tên đỏ). Thấy được màng trong suốt rõ ở nang này.
    Sau đó các tế bào nang tiếp tục phát triển tạo nên nang sơ cấp có 2 hàng tế bào (mũi tên vàng) rồi nhiều hàng tế bào (mũi tên xanh lá) (Lưu ý:chỉ chú thích cho các bạn nhìn rõ thôi, chứ cả 2 đều được gọi là nang sơ cấp nhiều hàng tế bào

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 199654_114681605278096_100002087724242_129593_6456635_n
    Các giai đoạn của nang trứng tiển triển từ 1 đến 7.
    1: nang nguyên thủy.
    2: nang sơ cấp 1 hàng tế bào (tế bào nang chưa rõ thành biểu mô vuông đơn)
    3: Nang sơ cấp 1 hàng tế bào thấy rõ được tế bào nang vuông đơn và từ nang sơ cấp 1 hàng tế bào đã có thể thấy màng trong suốt (mũi tên xanh dương).
    4: nang sơ cấp 1 hàng tế bào lớn dần lên
    5: nang sơ cấp nhiều hàng tế bào (nhưng còn ít hàng tế bào nang)
    6: nang sơ cấp nhiều hàng tế bào thấy được rõ nhiều hàng tế bào nang
    7: cuối cùng là nang thứ cấp ( trên hình chỉ là nang bắt đầu tạo hốc với 1 hốc nhỏ (mũi tên đỏ))

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197828_114746138604976_100002087724242_129949_3551369_n
    Nang sơ cấp nhiều hàng tế bào. Lưu ý các bạn khi quan sát các nang trứng khác từ nang sơ cấp nhiều hàng tế bào trở đi các bạn cần quan sát các chi tiết sau:
    +Màng trong suốt.
    +Vòng tia: là các tế bào nang đầu tiên bao quanh noãn, ngay sát màng trong suốt.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 200593_114681235278133_100002087724242_129582_4179111_n
    nang thứ cấp (nang có hốc). Lưu ý một số nang có hốc lớn có thể quan sát được gò noãn là các tế bào nang bao quanh noãn và nhô vào lòng hốc.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 206992_114681395278117_100002087724242_129589_235551_n
    Nang thứ cấp (nang có hốc)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 199891_114682065278050_100002087724242_129599_6332118_n
    QUan sát tiêu bản buồng trứng khác để quan sát hoàng thể (1) và các nang thoái triển (2).

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 200189_114681068611483_100002087724242_129578_8026465_n
    Hoàng thể. Tốt nhất để xem hoàng thể là các bạn quan sát ở vật kính x4 hay x10. Vì hoàng thể có kích thước rất lớn, gần như chiếm trọn phần vỏ buồng trứng.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 198218_114681781944745_100002087724242_129595_1125206_n
    Hoàng thể (1). Nang thoái triển (2): nang thoái triển có thể ở tất cả các giai đoạn và ở mọi kích thước, nang thoái triển thường được nhận diện bằng việc xuất hiện những dải ưa acid (bắt màu hồng) đi kèm (3) hay màng trong suốt nhăn nheo (mũi tên xanh dương)


    Tinh hoàn


    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197555_114685931944330_100002087724242_129629_6956154_n
    Ống mào tinh

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197410_114685731944350_100002087724242_129626_4405373_n
    Ống mào tinh

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197893_114685795277677_100002087724242_129627_3701424_n
    Quan sát kỹ hơn ống mào tinh. Biểu mô trụ giả tầng có lông giả.
    Xen kẽ giữa các đoạn ống là mô liên kết có mạch máu nuôi.
    Bên trong lòng ống có chứa các tinh trùng
    Nếu các bạn chú ý, có thể thấy 1 lớp cơ trơn mỏng bao quanh ống mào tinh.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197595_114685865277670_100002087724242_129628_5068873_n
    Quan sát một đoạn cắt ngang khác của ống mào tinh

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 200482_114685495277707_100002087724242_129622_4901627_n
    Các bạn tìm ngay giữa vi trường của tiêu bản, sẽ thấy cấu trúc gọi là lưới tinh. Khác biệt hoàn toàn với các ống sinh tinh xung quanh

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận Photo
    Quan sát lưới tinh ở vật kinh lớn hơn, ta có thể thấy được biểu mô vuông đơn (mũi tên xanh). Ở đây các bạn không thấy lớp cơ trơn.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 206310_114685628611027_100002087724242_129624_2390132_n
    Các ống sinh tinh ở vật kính nhỏ (mũi tên xanh) xen kẽ là các tuyến kẽ (mũi tên đỏ) nằm trong phần mô liên kết giữa các ống.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 196625_114686165277640_100002087724242_129634_6054829_n
    Quan sát một ống sinh tinh và tuyến kẽ ở vật kính 40.
    Quan sát ống sinh tinh từ ngoài vào trong:
    +Nguyên tinh bào (mũi tên xanh dương) nằm ở sát màng đáy. Nhân tròn, bắt màu đậm.
    +Tinh bào ( mũi tên đỏ): thường có kích thước lớn gấp 2 lần các nguyên tinh bào. Do đó là các tế bào đang phân chia nên nhân sẽ xù xì, không tròn đẹp.
    +Tinh tử (mũi tên vàng): nhân tròn nhỏ, bào tương mịn, xếp thành nhiều hàng.
    +Tinh trùng (mũi tên xanh lá): hình dấu phẩy, que, ... (tùy các bạn tưởng tượng)
    Tuyến kẽ (vùng khoang màu xanh lá cây): có các tế bào Leydig (tế bào kẽ)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 207840_114686058610984_100002087724242_129632_4712884_n
    Các bạn quan sát lại các nguyên tinh bào (mũi tên xanh dương), phân biệt các nguyên tinh bào với tế bào đặc biệt nằm ở sát màng đáy có tên là tế bào Sertoli (mũi tên đen) dựa vào nhân và hạt nhân. Nhân của tế bào sertoli (chính xác phần mũi tên đang chỉ) có hình tháp, nhạt màu rất rõ, và có thể thấy rõ hạt nhân ở trong nhân.
    Tinh bào (mũi tên vàng): thấy rất rõ kích thước lớn và nhân xù xì xấu xí do đang phân chia.
    Các tinh tử (mũi tên đỏ): kích thước bé hơn tinh bào, ở tiêu bản này các tinh tử có nhân cũng bắt màu nhạt và có hạt nhân.
    Quan sát một tuyến kẽ (vùng khoanh màu xanh) với tế bào kẽ (tế bào Leydig: mũi tên xanh lá) là tế bào có kích thước lớn, hình dạng không xác định, bào tương rõ, có nhân tròn.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 208492_114685975277659_100002087724242_129630_2143471_n
    Mũi tên xanh dương: nguyên tinh bào
    Mũi tên xanh lá: tế bào Sertoli
    Mũi tên đỏ: tinh bào
    Mũi tên vàng: tinh tử

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 205074_114686015277655_100002087724242_129631_7986669_n
    Mũi tên xanh dương: nguyên tinh bào
    Mũi tên đen: tế bào Sertoli
    Mũi tên vàng là tinh bào
    Mũi tên đỏ: tinh tử
    Mũi tên xanh lá: tinh trùng.


    Thận



    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 200726_112844268795163_100002087724242_117102_5669950_n
    Vùng vỏ thận:
    Chúng ta có thể thấy được các tiểu cầu thận (mũi tên xanh dương), xen kẽ với tiểu cầu thận là các cấu trúc dạng ống. Đây cũng là tiêu chuẩn để xác định cơ quan đó thận.
    Mũi tên đỏ chỉ vào 2 mạch máu trong thận
    Có thể thấy được các tia tủy song song (mũi tên nâu)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 196929_112989455447311_100002087724242_118364_6465168_n
    Chi tiết vào 1 tiểu cầu thận.
    cần phân biệt tiểu cầu thận với tụy nội tiết, vì đôi khi các nang nước (nang tiết dịch loãng) ở tụy làm các bạn nhìn như các ống, nhất là ở vật kính lớn.
    Tiểu cầu thận: lá ngoài (lá thành bao Bowman, mũi tên xanh dương) _ có thể thấy được biểu mô lát đơn; khoang Bowman (mũi tên vàng); cuộn mạch tiểu cầu thận (mũi tên đỏ).
    Xung quanh tiểu cầu thận ở vùng vỏ là các cấu trúc dạng ống gồm ống lượn gần (mũi tên nâu: số lượng nhiều hơn, lòng hẹp, bào tương khá rõ và đậm màu, biểu mô vuông đơn) và ống lượn xa (mũi tên trắng: số lượng ít hơn, lòng rọng hơn, bào tượng nhạt hơn ống lượn gần và biểu mô vuông hoặc trụ. Có thể phân biệt ống lượn gần và lượn xa dựa vào:
    1.Bắt màu: ống lượn gần ưa acid hơn ống lượn xa (như vậy sẽ có màu hồng rõ hơn)
    2.Nhân tế bào: ống lượn gần, các nhân của các tế bào biểu mô ống bắt màu không đồng nhất, có nhân bắt màu đậm, có nhân bắt màu nhạt. Còn ống lượn xa thì nhân của các tế bào biểu mô bắt màu đồng nhất hơn. Khoảng cách giữa các nhân của ống lượn xa gần hơn so với khoảng cách giữa các nhân của ống lượn gần.
    3.Bào tương: tế bào của ống lượn xa ít bào tương hơn.
    4. Bờ bàn chải: nhận thấy rõ nhất là các ống lượn gần sẽ không có lòng ống hoàn toàn trống rỗng.

    Một cấu trúc đặc biệt là vết đặc (mũi tên xanh lá)
    Ở thận có nhiều mao mạch máu xen kẽ (ngôi sao đỏ)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197046_112843178795272_100002087724242_117084_677768_n
    các tia tủy (mũi tên đỏ) xen kẽ vào vùng vỏ, có thể thấy được các tiểu cầu thận (mũi tên xanh)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 190049_112843135461943_100002087724242_117083_97462_n
    vùng tủy: các tia tủy (mũi tên xanh), tháp tủy không thấy rõ, chỉ thấy được 1 phần ở góc dưới bên trái.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 200622_112981022114821_100002087724242_118229_5169964_n
    Vùng tháp tủy: các ống góp (mũi tên xanh) với biểu mô vuông đơn, và các cành mỏng quai henle (mũi tên đỏ) với biểu mô lát đơn



    Tuyến tiêu hóa


    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 190790_111929888886601_100002087724242_111450_4408405_n
    Gan. Nhìn ở vật kính nhỏ. Có thể thấy được các khoảng cửa (khoanh vùng xanh) bao quanh tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy (khoanh vùng đỏ)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 189406_111863238893266_100002087724242_110987_2756684_n
    gan người.
    Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy.
    Quan sát tế bào nội mô (mũi tên đỏ).
    Các tế bào gan (mũi tên vàng) hợp với nhau tạo thành các bè Remark, xen kẽ là các mao mạch nan hoa (mũi tên xanh dương).
    Trong mao mạch nan hoa có các tế bào Kupffer (mũi tên xanh lá)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197210_111863048893285_100002087724242_110982_4920672_n
    khoảng cửa: gồm 3 cấu trúc:
    Động mạch gan (ngôi sao đỏ)
    Tĩnh mạch cửa (ngôi sao xanh)
    Ống mật (ngôi sao vàng)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 200747_111862972226626_100002087724242_110981_1715873_n
    Động mạch gan, thấy được các tế bào nội mô (mũi tên xanh). Các bạn cũng có thể quan sát phần mao mạch nan hoa và bè Remark, cũng như tế bào gan

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 196729_111863128893277_100002087724242_110984_2575410_n
    Ống mật.
    Cấu tạo của ống mật là biểu mô vuông đơn, xếp sát nhau nên nhìn nhân của các tế bào này giống như 1 chuỗi hạt. Cần lưu ý:
    1. ống mật không có tế bào nội mô.
    2. không dựa vào kích thước để phân biệt 3 cấu trúc ở khoảng cửa.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 199657_111863182226605_100002087724242_110985_597964_n
    Tĩnh mạch cửa.
    Cũng có thể quan sát tế bào nội mô (mũi tên xanh)
    Phân biệt giữa tĩnh mạch và động mạch bằng:
    1.lòng tĩnh mạch thường sẽ rộng hơn lòng động mạch.
    2. tĩnh mạch và động mạch cũng có 3 lớp áo, nhưng lớp áo giữa của động mạch dày hơn nên thành động mạch dầy hơn thành tĩnh mạch

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 189997_111930115553245_100002087724242_111457_2313278_n
    các tế bào Kupffer có nguồn gốc đại thực bào, nằm ở rìa hay trong lòng của mao mạch nan hoa, nhân bắt màu đậm hơn tế bào gan, cần phân biệt tế bào Kupffer với tế bào nội mô của mao mạch nan hoa.



    Dạ dày


    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 188451_110564345689822_100002087724242_101624_2762784_n
    Dạ dày:
    Quan sát được 4 tầng:
    Tầng niêm mạc (gạch xanh dương), mũi tên xanh dương: cơ niêm
    Tầng dưới niêm mạc (gạch đỏ), mũi tên đỏ: mạch máu ở tầng dưới niêm mạc
    tầng cơ (gạch vàng)
    thanh mạc (gạch xanh lá cây)

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 189297_110563522356571_100002087724242_101618_2732951_n
    Mũi tên xanh: tế bào chính _ tế bào có nhân đậm màu, bào tương không rõ, thường đi chung nhiều tế bào.
    Mũi tên đỏ: tế bào thành _ tế bào có nhân hơi nhạt hơn tế bào chính, nhân tròn, rõ, thấy rõ bào tương, kích thước lớn hơn tế bào chính.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 199555_110563792356544_100002087724242_101621_7467762_n
    Đầu kim: đám rối thần kinh Auerbach

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 184817_109659482446975_100002087724242_94807_1573126_n
    Dạ dày:
    ngôi sao xanh dương: tầng niêm mạc.
    Mũi tên xanh dương: cơ niêm
    Ngôi sao đỏ: tầng dưới niêm mạc, có các mạch máu (mũi tên đỏ)
    Ngôi sao vàng: tầng cơ, lớp cơ vòng
    Ngôi sao xanh: tầng cơ, lớp cơ dọc
    Mũi tên trắng: thanh mạc

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 190002_109659455780311_100002087724242_94806_4823167_n
    Ngôi sao xanh: tầng niêm mạc.
    Mũi tên xanh: lớp cơ niêm
    Ngôi sao đỏ: tầng dưới niêm mạc.
    Mũi tên đỏ: các mạch máu ở tầng dưới niêm mạc.
    Ngôi sao vàng: tầng cơ.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 199247_109660212446902_100002087724242_94817_3753990_n
    Lớp đệm ở tầng niêm mạc dạ dày: Tuyến đáy vị
    mũi tên xanh: tế bào chính
    Mũi tên đỏ: tế bào thành.



    Hỗng tràng



    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197911_109660825780174_100002087724242_94822_2538844_n
    Van ruột
    mũi tên xanh:lớp cơ niêm, phía trên là niêm mạc
    ngôi sao đỏ: tầng dưới niêm
    mũi tên đỏ: các nhung mao ruột

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 189050_109660495780207_100002087724242_94820_6865167_n
    ngôi sao xanh: các nhung mao ruột
    mũi tên đỏ: tuyến Lieberkuhn

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 198411_109660405780216_100002087724242_94819_849620_n
    Nhung mao ruột:
    mũi tên xanh: tế bào đài
    mũi tên đỏ: tế bào hấp thu

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 189337_109660622446861_100002087724242_94821_3558633_n
    Tuyến Lieberkuhn.
    Mũi tên xanh: tế bào Paneth.
    Các bạn cần lưu ý khi câu hỏi là cấu trúc gì thì trả lời là tuyến Lieberkuhn, còn nếu câu hỏi hỏi là tế bào gì thì phải trả lời là tế bào Paneth.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 188799_109660242446899_100002087724242_94818_7074025_n
    Nang lympho ở ruột non, còn gọi là mảng Peyer

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 198909_109659775780279_100002087724242_94811_4106056_n
    Nằm giữa 2 lớp cơ, các bạn thấy phía trên kim là lớp cơ vòng (bị cắt ngang), còn phía dưới là lớp cơ dọc (bị cắt dọc)
    ==> Đám rối thần kinh Auerbach.

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 197105_110563655689891_100002087724242_101619_2014290_n
    Mũi tên xanh: cơ niêm
    Mũi tên đỏ: tuyến Lieberkuhn cắt dọc

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận 198199_110564299023160_100002087724242_101622_4935197_n
    Mũi tên xanh: cơ niêm
    Mũi tên đỏ: tuyến Lieberkuhn cắt ngang
    Ngôi sao vàng: nang lympho ở ruột
    avatar
    blue.dream36
    Ma Mới
    Ma Mới


    Tổng số bài gửi : 1
    Join date : 24/11/2012

    [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận Empty Re: [Thực tập Mô] Sinh sản - Tiêu Hóa - Thận

    Bài gửi by blue.dream36 Sat Nov 24, 2012 2:32 am

    hình không xem được, nhờ ad xem lại dùm

      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 5:17 pm